Nguồn gốc và các nghi thức thường làm trong ngày Tết Trung Thu

Thứ năm - 02/05/2024 03:54
Tết trung thu (rằm tháng tám am lich) là một dịp lễ rất có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, vansu.net sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và những nghi lễ thường làm trong ngày tết Trung thu.

Tết trung thu (rằm tháng tám âm lich)  là một dịp lễ rất có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, vansu.net sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và những nghi lễ thường làm trong ngày tết Trung thu tra cứu lịch âm.


Nguồn gốc của ngày tết trung thu

Tương truyền rằng, vào ngày rằm tháng tám âm lịch, vua Đường Minh Hoàng có cuộc dạo chơi ở vườn Ngự Uyển. Trong đêm trăng tròn, không khí mát mẻ, nhà vua đang say sưa thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiên. Vị đạo sĩ này đã làm phép để đưa nhà vua lên cung trăng. Nhà vua hân hoan khi được thưởng thức cảnh tiên và du dương cùng với những nàng tiên thướt tha trong bộ xiêm y đủ màu. Vì quá say sưa hưởng ngoạn, nhà vua đã quên mất thời gian. Đến khi trời gần sáng, đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới chợt nhớ ra, dù ra về nhưng trong lòng vẫn bâng khuâng luyến tiếp.

Nguồn gốc của ngày tết trung thu

Về đến cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên ra lệnh cho dân gian cứ đến rằm tháng tám hàng năm lại tổ chức tiệc rượu ăn mừng, rước đèn phá cỗ để kỷ niệm lần dy nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó trở đi, việc tổ chức rước đèn bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục tập quán, nét văn hóa không thể thiếu của người Trung Hoa.

Vua Đường Minh Hoàng còn cho xây dựng "Vọng Nguyệt Đài"- là nơi ngắm trăng của vua trong những đêm rằm. Thế nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng tám vẫn là sáng nhất, đẹp nhất, vui như ngày hội. Vì thế mà vua đã đặt tên rằm tháng tám là Tết Trung thu.

>> Tra cứu lịch năm 2021 xem ngày lễ trung thu vào ngày nào dương lịch.

Các nghi lễ thường làm trong ngày lễ trung thu

Trong ngày Tết Trung Thu, gia đình Việt thường quây quần, sum họp bên nhau và thực hiện những nghi thức cổ truyền:

+ Rước đèn trung thu:

Hằng năm, cứ mỗi dịp trung thu đến, ở khắp nơi đều rộn lên không khí tưng bừng, tươi vui. Nhà nhà, người người đều háo hức chuẩn bị đèn lồng, đặc biệt là các em nhỏ rất thích vui chơi, múa hát, rước đèn ông sao. Người lớn không chỉ mua những món đồ chơi để tặng cho trẻ nhỏ mà còn làm những mâm cỗ để cùng các em vui chơi, quây quần bên nhau dưới ánh trăng rằm.

Tục lệ rước đèn trung thu bắt nguồn từ thời nhà Tống ở Trung Hoa cổ xưa. Tương truyền rằng, thời nhà tống có một con chép vàng, tu luyện thành tinh và có thể biến hóa thành người để trêu trọc phụ nữ, làm những việc xấu hãm hại người khác. Dân tình ở khắp nơi đều hoang mang lo sơ, không biết giải quyết ra sao thì được may mắn được Bao Công bày cho một kế sách. Muốn tiêu diệt được quỷ cá thì mọi nhà đều phải treo đèn Cá Chép và các loại gia súc, gia cầm khác nhau ở trước cửa để cho quỷ cá sợ hãi không dám đến nhũng nhiễu. Kể từ đó trở đi, cứ đến rằm tháng tám, nhà nhà để treo các loại đèn khác nhau và thả đèn cá chép xuống ao hồ và cho trẻ em rước đèn ông sao dưới ánh trăng bình yên, tươi đẹp.

+ Chuẩn bị đồ trung thu:

Trong ngày rằm tháng tám, mọi người thường mua bánh trung thu, bánh kẹo, trà, rượu để dâng hương lên cúng tổ tiên hoặc biếu cho cha mẹ, ông bà, thầy cô, những người thân thích. Đây không chỉ là ngày gia đình sum họp mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của mình với ông bà, cha mẹ, những người đã có công sinh thần, dưỡng dục.

Một mâm cỗ trung thu bao gồm bánh trung thu- loại bánh đặc trưng không thể thiếu trong ngày này, các loại hoa quả, bánh kẹo..Tất cả được bày trí, sắp xếp một cách nghệ thuật, tạo nên một mâm cỗ trung thu đẹp mắt với những hình ngộ nghĩnh, đáng yêu.

+ Phá cỗ:

Khi chuẩn bị xong mâm cỗ Trung Thu, mọi người trong gia đình thường ngồi cạnh nhau trò chuyện thân mật, thể hiện những tiết mục văn nghệ sau đó cùng nhau phá cỗ dưới đêm trăng thanh gió mát. Ở một số địa phương như làng xã thường tổ chức những buổi phá cỗ dành cho trẻ em rất vui vẻ, ý nghĩa sau đó mọi người cùng nhau thả đèn lồng, đèn hoa đăng xuống sông và cầu mong những điều bình yên, tốt đep nhất sẽ đến với gia đinh của mình.

Ý nghĩa của ngày tết Trung thu

Đối với người Việt, tết Trung thu là dịp tết để tất cả mọi người quây quần, sum họp bên gia đình, người thân, bạn bè để ăn bánh, uống trà, ung dung thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Đối với các em thiếu nhi, tết Trung Thu là một trong những ngày lễ vui nhất vì các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát với chị hàng nga, chú cuội trên cung trăng và được phá những mâm cỗ do cha mẹ, anh chị chuẩn bị.

Trong ngày này, dù ở đâu, làm gì thì mọi người cũng đều cố gắng sắp xếp công việc để về chung vui, quây quần với gia đình. Hơn nữa, đây cũng là ngày để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo, thành kính với cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Tết Trung Thu là một trong những phong tục tập quán có ý nghĩa to lớn đối với đời sống tinh thần của người Việt. Những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn, của tình thân hữu, của sự đoàn tụ và của lòng yêu thương...tất cả đã tạo nên một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

>>Xem thêm: Xem ngày tốt xấu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết