Tết Nguyên Đán đang đến gần, người dân trên khắp cả nước cũng bắt đầu rục rịch lên kế hoạch cho một kì nghỉ tết thú vị. Ở mỗi vùng miền, người dân lại có những phong tục riêng tạo nên bản sắc đa dạng trong ngày tết cổ truyền dân tộc này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ du xuân đến miền Nam ấm áp để khám cách đón tết Nguyên Đán của người dân nơi đây.
Chợ hoa xuân ngày Tết
Chơi hoa là một trong những thú vui của người dân vùng Nam Bộ mỗi dịp tết dến xuân về. Tùy vào sở thích mà người ta thường sắm những chậu hoa để trang trí nhà cửa, có thể là hoa tup líp, bát tiên, hay phong lan, cúc, vạn thọ...Vào nhà ai, bạn cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chậu hoa xinh xắn khoe sắc thắm.
(Xem ngày tốt xấu)
Người phương Nam rất yêu hoa và họ mong chờ những bông hoa sẽ trổ bông vào dịp tết để mang đến sự may mắn cho gia chủ. Những hình ảnh vận chuyển hoa trên hệ thống sông nước dày đặc có lẽ đã quá quen thuộc, trở thành nét văn hóa riêng trong dịp tết Nguyên Đán của những con người Nam Bộ.
Mâm ngũ quả
Tết cổ truyền ở cả ba miền đều có mâm ngũ quả. Nếu như người miền bắc chọn 5 màu tượng trưng cho ngũ hành thì người Miền Nam chỉ chọn 4 đặc sản là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài...4 loại quả này theo cách nói của địa phương thì mang ý nghĩa "cầu vừa đủ xài".
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả trong ngày tết nhất định phải có nải chuối thật to, đẹp bày xen kẽ lên những loại hoa quả khác. Thế nhưng người miền Nam lại rất kỵ việc thắp hương chuối trong ngày đầu năm. Từ chuối họ thường đọc thành "chúi"- ý chỉ sự khó khăn, gian khổ. Ngoài ra họ cũng kiêng việc bày những loại quả như lê- lê lết, sầu riêng, táo...và những trái cây có vị đắng. Người miền Nam quan niệm rằng, những loại quả ấy nếu bày trí trên mâm ngũ quả sẽ không may mắn.
Tuy nhiên, mâm ngũ quả của người miền Nam không nhất thiết phải có 4 loại quả trên, họ có thể cho thêm nhiều loại quả khác như sung tượng trưng cho "sung sướng, đầy đủ", dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ tượng trưng cho sự lạc quan, yêu đời.
Xem thêm: 7 nét đẹp truyền thống trong ngày tết nguyên đán
Lễ nghi truyền thống
Ở khắp cả nước, tết Nguyên Đán diễn ra trong 3 ngày chính là mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Tuy nhiên hằng năm, cứ đến ngày 23 thì không khí Tết đã tràn ngập trên khắp những con phố, những gia đình. Mọi người cùng nhau sắm sửa lễ cúng tiễn ông Táo về trầu, từ già trẻ gái trai, ai cũng tấp nập làm công việc của mình, người dọn dep nhà cửa, người đi chợ mua sắm, người nấu nướng trong bếp... Trong dịp này, dù có ở đâu, làm gì người Việt cũng mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình của mình và cùng nhau chào đón giao thừa.
Ở miền Nam, lễ vật cúng trong đêm giao thừa gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, bánh tráng, bánh phồng, gà trống luộc...và những lễ vật khác. 3 ngày Tết diễn ra nhộp nhịp, mọi công việc bận rộn đều được gác lại, mọi người cùng nhau đi du xuân, chúc tụng, cùng nhau ăn uống, vui chơi. Lễ chùa đầu năm cũng là một trong những nét văn hóa của người dân vùng Nam Bộ với ý nghĩa cầu mong một năm mới bình yên, phát tài phát lộc.
Trong dịp tết Nguyên Đán, người miền Nam thường có những món ăn đặc sản như bánh tét, bánh tráng, thit kho tàu..Những món ăn ngày được tự tay họ chuẩn bị để dâng lên thắp hương và tiếp khách trong ngày Tết.
Mâm cỗ ngày xuân
Tết Nguyên Đán ở miền Nam thường có khí hậu nắng nóng, vì thế các món ăn đa số là đồ nguội. Nếu như bánh chưng là đặc sản không thể thiếu của người miền Bắc trong ngày Tết thì bánh Tét lại là món bánh truyền thống của người Nam Bộ. Bánh tét được làm từ gạo, đỗ xanh và nhân thịt nhưng được cắt ra thành từng miếng một. Người ta có thể chế biến bánh tét thành các loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt...
Củ kiệu là món ăn kèm với bánh tét, được muối giống củ hành ở miền Bắc. Ngoài ra, trong mâm cỗ ngày xuân của người miên Nam còn có những món ăn đặc trưng như cháo cá ăn kèm với rau thơm và chuối non, canh khổ qua- với ý nghĩa những khó khăn của năm cũ đã qua đi, mọi người sẽ trào đón một năm mới tràn ngập niềm tin, hy vọng. Mâm cỗ ngày xuân không chỉ đơn giản là những món ăn ngon miệng mà còn là chất gắn kết tình cảm của mọi người lại với nhau. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người thân, bạn bè ngồi nhâm nhi chén rượu, trò chuyện và dành cho nhau những lời chúc xuân tốt đẹp.
Kiêng kị đầu năm
Những ngày đầu năm, nhất là đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng, quan trọng nhất đối với đời sống tâm linh của người Việt. Họ quan niệm rằng "đầu xuôi đuôi lọt", nếu như moi chuyện đầu năm diễn ra suôn thẻ, thuận lợi thì trong năm mới, cuộc sống, công việc cũng sẽ được như ý muốn. Vì thế mà trong 3 ngày đầu xuân, họ thường kiêng kị một số điều như: không quét nhà, không làm đổ vỡ bát đĩa, đồ đạc trong nhà...
Người miền Nam quan niệm rằng, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người trong gia đình được đoàn tụ, sum họp. Nếu như người nào đó không về nhà kịp lúc giao thừa thì cả năm sau sẽ phải chạy ngược chạy xuôi vất vả. Vào Nam ăn tết, hầu như đến nhà nào, gia chủ cũng sẽ mời khách ở lại dùng bữa, và bạn nên chú ý rằng không nên từ chối.
Xem hướng xuất hành đầu năm để gặp may mắn
Tra cứu giờ tốt hướng xuất hành tốt trong ngày mồng 1 tết âm lịch tại ứng dụng lịch âm dương của chúng tôi http://vansu.net/lich-am-duong.html
Xem thêm: Ý nghĩa nhân văn của ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn