Tết Nguyên Đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Việt nói riêng và những nước theo lịch âm nói chung. Trong thời khắc thiêng liêng này, mọi người trong gia đình thường quây quần, cùng nhau ôn lại kỉ niềm và chào đón một năm mới an khang thịnh vượng.
1. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại thì Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Mỗi đời vua khác nhau, ngày Tết Nguyên Đán lại thay đổi khác nhau, không cố định. Mãi cho đến đời nhà Hán, dưới sự cai trị của vua Hán Vũ Đế, tết Nguyên Đán được đặt vào tháng giêng và từ đó về sau không có triều đại nào thay đổi nữa. Dần dần, nét văn hóa này du nhập vào Việt Nam và được Việt hóa trở thành nét đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc.
2. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam - lịch vạn niên
Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người thì Tết Nguyên Đán có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với nên kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong tín ngưỡng của người xưa, Tết Nguyên Đán là dịp để người nông dân tưởng nhớ đến những vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Nước, thần Mặt Trời đã tạo ra một mùa màng tươi tốt cho loài người... Đồng thời, họ cũng không quên ơn đến những loài động vật, gia súc gia cầm đã giúp đỡ, cho họ một cuộc sống ấm lo, đầy đủ.
Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Mỗi khi Tết đến xuân về, dù ở đâu làm gì, người Việt cũng đều quay trở về quê hương của mình để sum họp dưới mái ấm gia đình bởi Tết Nguyên Đán cũng là ngày Tết đoàn viên. Sau một năm tất bật với công việc, mọi người được cùng nhau trò chuyện, vui chơi, ôn lại kỉ niệm đồng thời chia sẻ với nhau về những dự định trong tương lai.
Từ bữa cơm tối đêm 30, khắp các gia đình Việt đã chuẩn bị hương khói để mới các hương linh ông bà tổ tiên và những người đã qua đời về vui Tết với con cháu. Từ đây cho đến hết Tết, lúc nào trên bàn thờ cũng tràn đầy khói hương hòa quyện với không khí thiêng liêng, trang trọng tạo nên sự ấm cúng cho gia đình. Để sau những ngày hàn huyên, con người lại trở về với chu kì mới, với cuộc sống thường nhật của mình, mang theo những tình cảm của gia đình đầm ấm có được trong ngày Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Người Việt quan niệm rằng, năm mới đến thì cái gì cũng phải mới, những chuyện không vui của quá khứ cũng đều được xóa bỏ. VIệc làm mới có thể bắt đầu từ hình thức dọn dẹp nhà cửa, trang trí sửa soạn lại mọi vật dụng trong nhà từ bàn ghế, tủ đến giường bếp đều được lau chùi vệ sinh sạch sẽ.
Người lớn cũng như trẻ con đều háo hức sắm sửa quần áo mới. Những ngày này, phiên chợ ở khắp nơi đầu đông vui, tấp nập lạ thường. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình gắn hóa với nhau hơn với một tinh thần thoải mái, tươi vui. Những buồn phiền, cãi vã, hiểu lầm của năm cũ đều được dẹp sang một bên, mọi người chan hòa nói chuyện với mong muốn chúc nhau những gì tốt đẹp nhất.
Trong đời sống tinh thần, người Việt tin rằng những ngày Tết vui vẻ, thuận lợi sẽ báo hiệu một năm may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Dù cho công việc có bận rộn đến đâu, họ cũng sẽ gác lại để cùng gia đình thân yêu của mình chuẩn bị cho một năm mới đầy đủ. Tết Nguyên Đán đến mang theo bao hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Năm cũ với bao khó khăn sẽ qua đi và mang đến một niềm tin lạc quan về một năm mới may mắn, tài lộc.
Tết cũng được coi như ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Bởi từ già trẻ gái trai, ai cũng được thêm một tuổi mới, đi đến đâu cũng nhận được những lời chúc ý nghĩa. Từ làng xã cho đến những con phố lớn, khắp nơi ngận tràn tiếng cười hân hoan hạnh phúc. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và cụ già để sang năm các cháu chăm ngoan học giỏi, các cụ thì sống lâu khỏe mạnh để con cháu được báo hiếu.
Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
Ngày tết Nguyên Đan trong tâm thức của người Việt cũng là ngày để con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà tổ tiên, nhân biên tạ ơn người lãnh đạo...
Xem thêm:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn