Tục lệ của người Việt trong ngày Tết Trung Thu

Thứ năm - 02/05/2024 03:06
Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại rộn ràng tổ chức ngày vui tết Trung Thu. Đây là ngày được rất nhiều trẻ em mong đợi và cũng là dịp để người lớn thể hiện tình cảm của mình với con trẻ.

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại rộn ràng tổ chức ngày vui tết Trung Thu. Đây là ngày được rất nhiều trẻ em mong đợi và cũng là dịp để người lớn thể hiện tình cảm của mình với con trẻ.

Sự tích và nguồn gốc của ngày tết Trung thu- rằm tháng tám theo lịch âm

Truyền thuyết kể rằng, trên thiên đình có hai vị thần sống bất tử là Hằng Nga và Hậu Nghệ. Một ngày, người con thứ 10 của Ngọc Hoàng phân thân thành 10 mặt trời gây nên thảm họa cho trần gian. Trước tình thế đó, Ngọc Hoàng phái Hậu Nghệ đi trừ giệt hiểm họa. Hậu Nghệ bắn tên rơi 9 mặt trời nhưng vì thương tình nên đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai Ngọc Hoàng. Biết được điều đó, Ngọc Hoàng vô cùng giận dữ liền trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách đầy hai người xuống trần gian và phải sống như một người bình thường.

Sự tích và nguồn gốc của ngày tết Trung thu

(lịch vạn niên)

Quãng thời gian sống ở trần thế khiến cho Hậu Nghệ tiếc nuối cuộc sống bất tử trên thiên đình. Vì thế, Hậu Nghệ quyết tâm lên đường tìm thuốc trường sinh bất lão, may mắn gặp được Tây Vương Mẫu và được bà cho linh dược. Trước khi đi, bà dặn rằng: "mỗi người chỉ được uống nửa viên thì mới có được sự sống bất tử".

Hậu Nghệ đem thuốc về, cất trong một chiếc lọ và dặn dò Hằng Nga không được mở ra. Nói rồi, chàng đi vào rừng săn bắn trong vài tháng. Vì quá tò mò, Hằng Nga đã mở chiếc lọ ấy ra và uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ được uống nửa viên.Hậu quả là Hằng Nga đã bay về mặt trăng không thể quay lại được. Kể từ đó, hai người phải sống trong xa cách, chia lìa.

Ngày tết Trung Thu còn đánh dấu một sự kiện lịch sử của Trung Quốc. Đây là thời điểm quân Minh chống lại quân Nguyên Mông vào đầu thế kỷ XIV. Lúc ấy, một trong những chiến lược của quân Minh là dùng bánh Trung Thu để gây hoang mang cho quân giặc. Một vị tướng của quân Minh đã mở một tiệm bánh, mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ có dòng chứ: "Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8".

Đêm trung thu năm đó, quân Nguyên đã bị tiêu diệt, lập lên nhà Minh với sự thống trị của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Có thể nói rằng, bánh trung thu không chỉ có giá trij văn hóa mà nó còn chứa đựng niềm tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời, đằng chứng là những hình vẽ được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Một số sử sách ghi lại, tết Trung Thu đã có từ thời nhà Lý và được tổ chức ở kinh thành Thăng Long. Trong ngày này, khắp nơi trong dân gian đều tổ chúc các hội đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Đến thời Lê- Trịnh thì vào ngày rằm tháng tám, hội tiệc được tổ chức rất xa hoa trong phủ chúa Trịnh.

Là một quốc gia có nền văn minh lúa nước nên Tết Trung Thu cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Việt. Thời điểm này, khí hậu mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch nên người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Tục lệ của người Việt trong đêm rằm tháng tám

Theo phong tục của người Viêt Nam, trong ngày tết Trung Thu, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ cúng gia tiên vào ban ngày. Tối đến, họ thường bày trí những mâm cỗ với đủ các màu sắc sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng vàng dưới ánh trăng sáng của đem rằm. Các cô gái thi nhau trổ tài khéo léo bằng việc biến hóa những đồ ăn thành hình con tôm, con cá ngộ nghĩnh...Sau khi chuẩn bị xong, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ thưởng nguyệt.

Trung Thu là ngày vui chơi của trẻ em, vì thế trong ngày này có rất nhiều đồ chơi cho trẻ như đèn ông sao, mặt lạ, đèn lồng...được bày bán trên khắp các con phố. Trẻ em tối đêm rằng thường rồng rắn nhau thành đàn chơi các trò chơi như kéo cơ, rước đèn, đánh trống... tiếng reo hò, cười nói ầm ĩ.

- Múa Sư tử (múa Lân)

Múa Sư tử là một trong những hoạt động không thể thiếu của người Việt trong dịp tết Trung Thu. Con Lân là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, mang đến may mắn cho mọi nhà. Một đội múa lân hoàn chỉnh thường có một người đội chiếc đầu Lân và múa điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Một người dằng sau cầm đuôi lân phất lên theo nhịp múa. Ngoài ra còn có chú hề đeo mặt lạ, cầm quạt vừa đi vừa múa, thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc...Tất cả đã tạo nên không khí tưng bừng, nhộn nhịn trong ngày rằm tháng tám.

- Bánh trung thu

Bánh trung thu là món bánh không thể thiếu trong ngày rằm tháng tám. Loại bánh này tượng trưng cho sự đoàn viên, ấm áp và thường được dùng để cúng gia tiên vào mỗi  mùa trung thu. Thông thường, bánh trung thu có hai loại là bánh nướng và bánh dẻo nhưng hiện nay có rất nhiều người chế biến bánh trung thu với những loại nhân khác nhau như nhân đậu xanh, nhân mặn, nhân trứng gà...

Ban đầu bánh có hình tròn với ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn kết, hoàn chỉnh. Dần dần, bánh trung thu được cải tiến thành hình vuông, bên trong là nhân bánh, bên ngoài được trang trí rất tỉ mỉ, cẩn thân.

Xem thêm: Tết Trung thu - bản sắc văn hóa dân tộc và niềm tự hào của người Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn