12 con giáp Trung Quốc là gì và nguồn gốc ra đời của 12 con giáp

Thứ tư - 01/05/2024 23:39
12 con giáp Trung Quốc gồm những con vật nào, tại sao lại có sự khác biệt với Việt Nam? Tìm hiểu thứ tự và truyền thuyết ra đời của 12 con giáp...
Mục lục

12 con giáp bắt nguồn từ Trung Quốc, được người xưa dùng để tính toán thời gian trong Âm lịch. Vậy 12 con giáp Trung Quốc ra đời thế nào, sắp xếp ra sao, có gì khác với Việt Nam?

1. 12 con giáp Trung Quốc là gì?

12 con giáp trung quốc là gì

12 con giáp Trung Quốc gồm những con vật nào?

12 con giáp (tiếng Trung Quốc 十二生肖 bao gồm 12 con vật sắp xếp lần lượt theo thứ tự nhất định. Nhằm mục đích xác định chu kì và cách gọi tên của thời gian. 

Trong Âm lịch, đơn vị giờ, ngày, tháng, năm được tính bằng Thập Nhị Chi trong Can Chi, hay Thiên Can Địa Chi. Mỗi địa chi tương ứng lần lượt với 12 loại động vật quen thuộc: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. 

Người Á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,... đều dùng động vật tượng trưng cho các năm sinh để biết mình cầm tinh con gì. Từ đó, tính toán được năm tuổi và phỏng đoán số mệnh, tử vi mỗi người.

2. 12 con giáp của Trung Quốc có gì khác với Việt Nam

khám phá 12 con giáp

Mão của Trung Quốc chỉ thỏ, còn Việt Nam chỉ mèo

12 con giáp có tên gọi lần lượt là: Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi.

Thỏ là động vật rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Do vậy, nó được sử dụng để làm biểu tượng của Mão/Mẹo. Tuy nhiên, khi Âm lịch du nhập vào Việt Nam, thỏ được thay thế bằng mèo.

Điều này có thể lý giải vì hình ảnh Mèo thân thiết, phổ biến và gần gũi với người Việt Nam hơn. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chữ Mão phát âm gần giống với chữ Mèo nên người Việt lấy luôn Mèo làm tên con giáp đại diện.

3. Thứ tự 12 con giáp Trung Quốc

thứ tự 12 con giáp trung quốc

12 con giáp của Trung Quốc xếp theo thứ tự nào?

Chuột (Tý) là loài vật đứng đầu trong 12 con giáp. Kế đó là Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Thỏ (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi)

Cụ thể cách viết và đặc tính hoạt động của từng con vật cũng được sắp xếp theo thứ tự thời gian như sau:

  • 1. Tý – Chuột

Tiếng Trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – láoshǔ (老 鼠)

Chú thích: Thời gian từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau chuột hoạt động mạnh nhất.

  • 2. Sửu – Trâu

Tiếng Trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛)

Chú thích: Rạng sáng từ 1 đến 3 giờ trâu thường ăn cỏ đêm. Người nông dân cũng dậy treo đèn cho trâu ăn và chuẩn bị để đi cày.

  • 3. Dần – Hổ

Tiếng Trung: Dần – yín (寅) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎)

Chú thích: Trời hửng sáng (bình minh) từ  3 đến 5 giờ sáng là lúc hổ đi ăn mồi hung hãn, nguy hiểm nhất.

  • 4. Mão – Thỏ

Tiếng Trung: Mão – mǎo (卯) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子). 

Chú thích: Mặt trời mới mọc, ngày mới bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Thỏ ra khỏi hang để ăn cỏ còn đọng hơi sương.

  • 5. Thìn – Rồng

Tiếng Trung: Thìn – chén (辰) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙)

Chú thích: Từ 7 đến 9 giờ sáng cổ nhân gọi là thời gian ăn điểm tâm. Lúc này thường hay có sương mù bay, mặt trời mọc ngày càng đi lên, tương truyền chính là rồng cưỡi mây đạp gió. 

  • 6. Tỵ – Rắn

Tiếng Trung: Tỵ – sì (巳) = Rắn (xà) – shé (蛇)

Chú thích: Buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ, sương mù tản mất, mặt trời chiếu sáng chói chang. Đây là thời điểm rắn không hại người.

  • 7. Ngọ – Ngựa

Tiếng Trung: Ngọ – wǔ (午) = Ngựa (mã) – mǎ (馬)

Chú thích: Buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ chiều, thời cổ ngựa hoang không bị thuần phục, chạy khắp nơi hí. Bờm ngựa tung bay tựa như mặt trời cháy rực ban trưa.

  • 8. Mùi – Dê

Tiếng Trung: Mùi – wèi (未) = Dê (dương) – yáng (羊)

Chú thích: Khoảng thời gian từ 13 giờ đến 15 giờ chiều rất thích hợp để đi chăn dê. Có nơi còn gọi là “Dê ra sườn núi”.

  • 9. Thân – Khỉ

Tiếng Trung: Thân – shēn (申) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子)

Chú thích: Thời gian từ 15 giờ đến 17 giờ chiều, mặt trời trải rộng, dần ngả về phía Tây. Khỉ lúc này vui mừng kêu hót, hú theo bầy đàn.

  • 10. Dậu – Gà

Tiếng Trung: Dậu – yǒu (酉) = Gà (kê) – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡)

Chú thích: Mặt trời xuống núi từ 17 giờ đến 19 giờ, gà lên chuồng đi ngủ.

  • 11. Tuất – Chó

Tiếng Trung: Tuất – xū (戌) = Chó (cẩu) – gǒu (狗)

Chú thích: Thời gian từ 19 giờ đến 21 giờ tối, loài người vất vả cả ngày nên chuẩn bị nghỉ ngơi. Chó ngồi trước cửa nhà canh giữ, cùng người tuần tra trước khi đi ngủ.

  • 12. Hợi – Lợn

Tiếng Trung: Hợi – hài (亥) = Lợn (heo) – zhū (猪)

Chú thích: Đêm tối từ 21 giờ đến 23 giờ, mọi người dừng hoạt động, yên giấc ngủ ngon. Lúc này đêm khuya yên tĩnh, nghe được tiếng lợn ủn máng. (Cũng có nơi giải thích đây là thời điểm lợn ngủ say nhất).

Xem thêm: "12 Con giáp và những ngày sinh đem lại may mắn"

4. Truyền thuyết ra đời của 12 con giáp Trung Quốc

truyền thuyết 12 con giáp

Truyền thuyết về 12 con giáp Trung Quốc có nhiều dị bản

Về nguồn gốc ra đời của 12 con giáp, truyện cổ Trung Quốc có lưu truyền nhiều dị bản. Cốt truyện của các dị bản này cũng khá giống nhau:

Thuở xa xưa, loài người chưa biết cách tính toán và phân biệt thời gian của ngày tháng năm. Ngọc Hoàng bèn nghĩ ra một cách, đó là chọn 12 con vật để đặt tên cho từng năm. Nhưng trời đất rộng lớn, có hàng trăm hàng nghìn loài vật, con vật nào cũng muốn được chọn, được xếp đầu tiên trong 12 con giáp.

Ngọc Hoàng suy nghĩ rất lâu và quyết định tổ chức một cuộc thi, tất cả các loài vật đều được thử sức. Cuộc thi yêu cầu các con vật phải băng qua chướng ngại vật, núi cao, rừng sâu, sông rộng để xem ai về đích trước.

Chuột và mèo ranh mãnh, bèn tìm cách lừa trâu. Chúng xin trâu cho đi nhờ và hứa để cho trâu thắng. Tuy nhiên, khi cả 3 gần tới tích, chuột đẩy mèo xuống nước và nhảy về trước trâu. Vì vậy mà trâu chỉ được xếp thứ 2 trong 12 con giáp, còn chuột được đứng đầu.

Mặc dù hổ là chúa tể muôn loài, mạnh mẽ là thế nhưng cũng chỉ về đích thứ 3. Thỏ nhờ sự giúp đỡ của các con vật khác cũng nhanh chóng giành được vị trí số 4.

Loài rồng biết bay nhưng do phải thực hiện nhiệm vụ nên đành xếp vị trí thứ 5. Kế đó là rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó. Còn lợn do ham ăn ham ngủ nên chỉ vớt vát được vị trí cuối cùng.

Vậy tại sao mèo không có trong danh sách? Vì mèo là loài sợ nước, sau khi suýt chết đuối lên được bờ thì mọi người đã đang ăn mừng. Đó cũng là lý do vì sao chuột là kẻ thù của mèo. Từ đó về sau, hễ chuột gặp mèo là đuổi bắt cho tới chết. 

Xem thêm: "8 vị Phật hộ mệnh cho 12 con giáp mang may mắn thịnh vượng bình an".

>> Xem tử vi 2022 cho 12 con giáp, mời bạn đọc tham khảo.

>> Đã có tử vi 2023 12 con giáp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn