Văn Khấn Ban Tam Bảo và những điều cần biết

Thứ năm - 02/05/2024 21:52
Tam Bảo hiểu theo nghĩa Hán Việt thì Tam là ba, Bảo là bảo vật. Tam bảo có nghĩa là ba bảo vật quý. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa Phật pháp thì Tam Bảo trong đền chùa được ví như "ba ngôi báu" bao gồm có Phật, Pháp và Tăng.

Tam Bảo hiểu theo nghĩa Hán Việt thì Tam là ba, Bảo là bảo vật. Tam bảo có nghĩa là ba bảo vật quý. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa Phật pháp thì điều này là "Tam bảo là chỗ về chỗ về nương tựa của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ bên kia.”

Như vậy hiểu như thế nào mới đúng và sát thực. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa và văn khấn lễ Ban Tam Bảo nhé!

1. Ý nghĩa lễ Ban Tam Bảo:

Lễ chùa là một tục lệ từ xa xưa của người người phương đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng. Hằng năm, cứ vào mùa xuân là mọi người nô nức rủ nhau đi lễ chùa, trẩy hội. Đặc biệt nhiều nhất là vào các ngày lễ, tết, hội đình mục đích thứ nhất là bày tỏ lòng kính ngưỡng của mình tới các vị chư thần, thần tiên, thổ địa,.. Mục đích thứ hai quan trọng và thiết thực hơn đó chính là cầu xin sự che chở, phù hộ cho những người thân trong gia đình. Cầu xin các vị thần ban phát tài lộc, sức khỏe. Đối với những người làm ăn xa hay kinh doanh buôn bán ai cũng mong một năm mới với bước khởi đầu mới thuận lợi và suôn sẻ.

Văn Khấn Ban Tam Bảo

Tam Bảo trong đền chùa được ví như "ba ngôi báu" bao gồm có Phật, Pháp và Tăng. Phật bảo được xếp đứng đầu trong Tam bảo bởi vì đây chính là đấng giác ngộ đầu tiên, là người đã tìm ra được chân lý và phương pháp tu tâm hướng tới sự giải thoát, làm giải tỏa bớt đau khổ của vạn vật chúng sinh.

Pháp được xếp thứ hai do nó được hình thành sau phật và được sáng tạo ra từ Phật. Đó là những cách thức, phương pháp tu tâm do Phật truyền dạy.

Sau khi hình thành nên Phật và pháp thì những người đi theo và tôn thờ  được gọi là những Tăng nhân. Đây là những con người dành trọn đời mình đi theo, tin tưởng vào phật giáo. Họ không có thất tình lục dục, dời xa trần thế hướng tới một mục tiêu lý tưởng cao đẹp là phổ độ chúng sinh.

2. Chuẩn bị lễ vật cúng Ban Tam bảo và các lưu ý khi chuẩn bị lễ:

Lễ vật khi mang đến các đình, chùa không cần quá cao sang, đắt đỏ hay số lượng phải nhiều, chủ yếu là tùy tâm, tùy hoàn cảnh người đến. Đi cúng lễ ở những nơi thờ Thần, Phật, chư vị bồ tát, thánh hiền, đức bà,... thì người đi hành lễ cần phải chú ý tới những điều sau khi sắm sửa lễ vật dâng lên các vị chư thần.

-Khi đi dâng hương tại các chùa thì chỉ nên sắm toàn bộ là lễ chay như hương thơm, hoa tươi, quả theo mùa, phẩm oản, xôi chè,... Không nên sắm lễ mặn mang theo như: thịt luộc, gà, dò, chả,...

-Chỉ khi đi cúng Tam sinh hay những khu vực có thờ các vị Thánh Mẫu thì mới được dâng lễ mặn và chỉ có thể dâng ở những nới đó. Chú ý tuyệt không được dâng lễ mặn ở các khu vực chính thờ Phật (tức là nơi thờ chính của ngôi chùa).

-Trên hương án ở chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

-Lễ mặn như gà, chả, dò, rượu, trầu cau,.. chỉ được đặt tại ban thường hay những điện thờ được xây riêng của Đức Ông hay bất kỳ vị thánh nào đó có ý nghĩa to lớn với nơi thờ cúng.

-Khi dâng cúng Phật tại chùa không được sắm vàng mã, tiền âm phủ hay những thứ tương tự. Những lễ như này thì chỉ được đặt ở bàn thờ Đức Ông, Thần Linh hay Thánh Mẫu ở các điện bên cạnh.

-Cũng không nên đặt tiền thật nên ban thờ Phật ở điện chính diện, các ban khác thì có thể đặt, tốt hơn hết nên để vào hòm công đức.

3. Hạ lễ sau khi cúng Tam Ban:

Sau khi kết thúc khấn lễ thì có thể thắp thêm một tuần hương nữa, khấn 3 vái tại khắp các ban rồi mới hạ lễ xuống, thường những nơi hóa sớ sẽ được đặt ở sân chùa.

Khi hạ lễ chú ý nên hạ từ ban ngoài cùng lần lượt cho tới ban chính.

Thứ tự hành lễ ở chùa:

-Đặt lễ vật: phải đặt ở ban thờ Đức Ông trước.

-Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông mới đặt lễ ở các chính điện, thắp nhang đèn.

-Sau đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác, chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

-Cuối cùng lễ ở nhà thờ Tổ.

ý nghĩa văn khấn tam đa bảo

4. Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ (chúng) con là: .......................

Ngụ tại: ......................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ...................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Xem thêm: Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm, văn khấn cô hồn, văn khấn tất niên, Văn khấn lễ Đền Bà Chúa Kho | Lễ vật và cách cúng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn