Tiết Lập thu đứng đầu trong các tiết khí của mùa thu, đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của thời tiết. Vậy tiết Lập thu và gì, diễn ra vào khi nào?
Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phong thủy của tiết Lập thu. Cũng như các phong tục cổ truyền và dưỡng sinh trong tiết khí này.
Tiết Lập thu thuộc chu kì 24 tiết khí
Tiết Lập thu - “lập” có nghĩa là điểm khởi đầu, sự bắt đầu; “thu” chỉ mùa thu trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Do vậy, tiết Lập thu được hiểu đơn giản là thời điểm bắt đầu mùa thu.
Trong 24 tiết khí, tiết Lập thu diễn ra sau tiết Đại thử và đứng trước tiết Xử thử. Cụ thể, tiết khí này bắt đầu từ ngày 7/8 (hoặc 8/8) và kết thúc vào ngày 22/8 (hoặc 23/8) dương lịch. Lúc này, mặt trời ở vị trí 135 độ.
Tiết Lập thu có đặc điểm gì?
Mùa thu là khoảng thời gian chuyển giao giữa mùa hạ và mùa đông. Vì thế, bắt đầu từ thời điểm này, thời tiết trở nên dễ chịu hơn hẳn. Nhiệt độ vẫn khá cao nhưng không còn cảm giác gay gắt, nóng rát. Ban ngày nắng hanh vàng, chiều tối và đêm gió mát, hơi se nhưng không quá lạnh lẽo.
Sang thu, các cơn mưa rào giảm dần, trời hanh khô, không khí mất đi độ ẩm. Điều này có thể làm da khó chịu, gặp phải tình trạng bong tróc, nứt nẻ và thiếu sức sống.
Các cơn bão trong mùa thu cũng xuất hiện không ít, cường độ lại mạnh. Tuy nhiên, đây lại là thời gian cây cối nông sản vào mùa, chuẩn bị được thu hoạch. Do vậy, bà con nông dân thường hay phải hái gặt sớm để tránh bão.
Ngoài ra, khi bắt đầu tiết Lập thu, người ta thường gợi nhớ về gió heo may, hoa cúc và hương cốm non. Cùng với đó là mùa cây thay lá, mùi hoa sữa nồng nàn khắp phố phường...
>>Tra cứu lịch 2021
Tiết Lập thu rơi vào tháng 7 âm lịch
Chiếu theo âm lịch, tiết Lập thu rơi vào tháng 7 - còn gọi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm, vào tháng cô hồn cửa Âm phủ được mở ra cho vong hồn về thăm gia đình. Những vong hồn không được thờ cúng cũng nhân dịp này đi lại khắp nơi. Chúng gây điềm xấu và ngăn trở bản mệnh trên đường công danh sự nghiệp.
Hơn nữa, luận về kinh dịch, tiết khí này ứng với quẻ Bĩ. Đây là quẻ không tốt, tượng trưng cho sự lạnh lẽo, vạn vật trên thế gian chìm trong bóng tối.
Mọi người thường lo ngại và cho rằng khoảng thời gian này là nguyên nhân của mọi sự đen đủi, xui xẻo. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ cần biết cách hóa giải, kiêng kị, tích công đức và tránh làm việc xấu, mệnh chủ tất sẽ bình an vô sự.
Đặc biệt, tiết Lập thu rất hợp với những người mệnh Kim. Đường tài vận, sự nghiệp, tình cảm, gia đình của họ đều hết sức thuận lợi và rộng mở. Ngược lại, nhưng người kỵ hành Kim nên cẩn thận, tránh xảy ra va vấp với đồng nghiệp.
Mời bạn đọc tra cứu thêm chức năng
Phong tục cúng rằm tháng 7 “xá tội vong nhân”
Người dân Việt Nam và một số nước Phương Đông vẫn giữ gìn phong tục cúng Rằm tháng 7. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị đồ lễ, nhằm bày tỏ sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. Đồng thời, cầu may mắn, bình an, hạnh phúc và làm phước để “xá tội vong nhân”.
Cổ nhân có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, tiết Lập thu người ta thường tránh làm các việc đại sự như cưới hỏi, dựng nhà, làm ăn lớn. Tích cực làm việc thiện, đi chùa chiền, lễ bái để cầu gia đạo an yên, nhưng tuyệt đối không được sa vào mê tín dị đoan.
Thời tiết vào thu có sự chuyển biến rõ rệt khiến người ta dễ mắc bệnh. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ cần chú ý phòng tránh các bệnh cúm mùa, sức khỏe suy nhược. Cần bổ sung nước, chất dinh dưỡng đầy đủ và giữ ấm cho cơ thể.
Nên giữ tinh thần thoải mái, kiềm chế bản thân và đừng để cảm xúc lấn át lý trí. Nếu không, lâu dần sinh ra u uất, buồn phiền, cơ thể cảm thấy khó chịu.
Với những người làm nông, vào mùa thu hoạch nên công việc khá vất vả, bận rộn. Họ phải cập nhật thời tiết thường xuyên để có biện pháp ứng phó với các cơn bão bất ngờ.
Tóm lại, tiết Lập thu có nhiều sự khác biệt so với các tiết khí khác trong năm. Bản mệnh nên tìm hiểu kỹ để điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
Những tin mới hơn