Tiết Đại hàn là tiết khí cuối cùng của năm, thời tiết lạnh giá nhất trong 24 tiết khí. Vậy tiết Đại hàn diễn ra từ thời điểm nào, đặc điểm và ý nghĩa ra sao?
Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tiết Đại hàn và các việc nên làm theo quan niệm tử vi phong thủy.
Đại hàn là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí
Đại hàn (“đại” nghĩa là to, lớn, “hàn” là lạnh) - chỉ khoảng thời gian lạnh nhất trong một năm. Đây cũng là tiết khí cuối cùng trong chu kỳ 24 tiết khí.
Tiết Đại hàn bắt đầu từ 20/1 hoặc 21/1 và kết thúc vào ngày 3/2 hoặc 4/2 theo Dương lịch, diễn ra ngay sau tiết Tiểu hàn và trước khi Lập xuân - bắt đầu một chu kì mới. Vào tiết Đại hàn, mặt trời ở vị trí 300 độ, xa nhất so với cực Bắc và gần nhất với cực Nam.
Mời bạn đọc tra cứu chức năng:
Tiết Đại hàn có đặc điểm như thế nào?
Ở tiết Đại hàn, nửa bán cầu Bắc nằm xa mặt trời nhất nên nhận được lượng nhiệt và ánh sáng yếu nhất. Kết hợp cùng việc nhiệt lượng tích lũy qua các tháng trước đó đã giải phóng hết. Do vậy, tiết Đại hàn có 3 đặc điểm chính như sau:
- Nhiệt độ rất thấp, là thời điểm rét lạnh cực điểm. Trời hầu như không có mưa, chỉ có gió rét và sương giá, băng tuyết.
- Bầu trời u ám, không có nắng, ngày ngắn đêm dài. Thời tiết hanh khô, lạnh lẽo và khắc nghiệt.
- Sự sống sắp được hồi sinh, cây cối chuẩn bị để đâm chồi nảy lộc. Các loài chim bay về phương Nam tránh rét cũng dần xuất hiện trở lại.
>>Mời bạn đọc tra cứu lịch 2021.
Tiết Đại hàn có thể tiến hành cưới xin, xây cất nhà cửa...
Sau tiết Đại hàn là Lập xuân - báo hiệu một năm mới sắp đến. Vì vậy, đây là thời điểm người dân các nước Á Đông chuẩn bị để đón tết Nguyên đán cổ truyền, thích hợp để diễn ra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, mua sắm.
Bên cạnh đó, tiết Đại hàn thuộc quẻ Lâm trong Kinh Dịch. Quẻ này đại cát, năng lượng sinh sôi dồi dào, mang lại may mắn thịnh vượng và triển vọng trong tương lai.
Tiết Đại hàn thường rơi vào tháng 12 âm lịch (tức tháng Sửu). Vì vậy, theo tử vi, những người sinh vào khoảng thời gian đó có rất nhiều phẩm chất tốt. Họ là người sống có nguyên tắc, trật tự, quy củ, thiện lương, điềm tĩnh và tín nghĩa. Nhờ đó đường công danh rộng mở, sự nghiệp hanh thông, thuận lợi.
Ngoài ra, những người mệnh hợp hành Thổ vào tiết khí này lại gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Sức khỏe tốt, kiên trì, quyết tâm nắm bắt cơ hội bội thu tài vận. Tuy nhiên, những người kị hành Thổ nên thận trọng để tránh công việc bế tắc, hao tổn tiền bạc.
Nguồn dương khí và sinh khí từ tiết Đại hàn hóa giải được vướng mắc, bất lợi kéo dài trong năm. Do vậy, những người trong năm muốn xây dựng, cưới hỏi, làm đại sự... mà không được tuổi thì có thể chọn thời điểm này để tiến hành.
Tiết Đại hàn đánh dấu vạn vật sắp sửa hồi sinh nhưng cơ bản vẫn cực kỳ rét lạnh, khắc nghiệt. Vì thế, cần mặc đủ ấm, hạn chế ra đường khi nhiệt độ xuống thấp. Tập thể dục bằng các bài tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ, tập tay không… Ngủ đủ giấc, uống đủ nước (nước ấm) để ngăn chặn những bệnh như cảm cúm, viêm phổi, ho suyễn.
Để cơ thể khỏe mạnh nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có tác dụng bổ thận. Trong Đông y, khi chân tay lạnh, sợ lạnh có thể dùng lộc nhung, nhục thung dung (bổ thận dương). Người hay đổ mồ hôi trộm, tinh thần mỏi mệt nên dùng hồng sâm, táo đỏ.
Nếu thấy sắc mặt xanh xao, mất ngủ, thường xuyên hoa mắt chóng mặt thì dùng đương quy, a giao để bồi bổ. Nóng trong, hai má ửng đỏ vào buổi chiều có thể bổ thận âm bằng đông trùng hạ thảo, ngân nhĩ.
Ăn xôi nếp vào tiết Đại hàn là phong tục đã có từ lâu đời
Ngoài dưỡng sinh, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều phong tục tập quán trong tiết Đại hàn. Trong đó, phổ biến và đơn giản nhất là phong tục ăn cơm nếp (bao gồm xôi xếp, bánh nếp. bánh chưng). Đây là loại thực phẩm có tính ôn, vị ngọt, nhập phổi, bổ hư, bổ máu, kiện tỳ, ấm vị. Không những đảm bảo dinh dưỡng, mà còn là cách tốt nhất để chống lại thời tiết lạnh giá.
Gà hầm, gà tần thuốc bắc cũng là món ăn được người xưa sử dụng nhiều trong thời gian này. Bởi chúng vừa là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, vừa giúp giữ ấm được cơ thể.
Những người làm nông nghiệp cần đề phòng thiệt hại do thời tiết. Quan sát kĩ lưỡng môi trường, nhiệt độ và làm tốt công tác vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh ở gia cầm, gia súc. Đồng thời, chăm sóc, che chắn kĩ giúp hoa màu thuận lợi sinh trưởng và phát triển.
Tóm lại, tiết Đại hàn là kết thúc hoàn chỉnh cho chu kỳ 24 tiết khí trong năm. Bạn nên tìm hiểu kỹ về tiết này để có các kế hoạch về công việc, sức khỏe và cuộc sống cho phù hợp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Những tin mới hơn