Tết Trùng Cửu là một nét đẹp văn hóa của người Việt bắt nguồn từ phong tục của Trung Quốc. Hơn thế, đây là ngày tôn vinh những giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, bồi đắp tình cảm gia đình và hướng con người đến những nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng.
Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là Tết Trùng Dương, được diễn ra vào Ngày 9 tháng 9 Âm lịch hằng năm. Sở dĩ gọi là Tết Trùng Cửu vì ngày này là sự lặp lại của hai chữ số 9 ám chỉ sự trường thọ.
Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau ngày Tết này còn có tên là “Từ Thanh”. Ý nghĩa của cái tên này cũng hết sức độc đáo: “Tạm biệt thảm cỏ xanh”.
“Thảm cỏ xanh” ở đây đại diện cho mùa thu – khoảng thời gian cây cối đạt đến đỉnh điểm nở rộ thích hợp để ngao du thưởng ngoạn.Tết Trùng Cửu là ngày cuối cùng để chúng ta có thể vui chơi trước khi mùa đông gõ cửa.
(Tết Trùng Cửu đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt)
Ngày Tết này bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó truyền bá về Việt Nam từ thời xa xưa, đến nay đã dần mai một. Tuy nhiên mỗi khi nhắc đến, những cụ già vẫn còn rưng rưng xúc động về một ngày Tết đặc biệt đã trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam.
>>Tra cứu lịch 2021 để biết Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày nào trong năm.
Có nhiều sự tích được truyền tai nhau về ngày Tết Trùng Cửu này, thế nhưng trong đó có hai ghi chép được xem là đáng tin cậy nhất.
Trong “Tục Tề hài ký” có kể lại: Vào cuối đời nhà Hán có chàng trai trên Hoàng Cảnh theo Phí Trường Phòng để học đạo tiên. Thế nhưng vào một hôm nọ, Trường Phòng đưa ra một lời cảnh báo cho Hoàng Cảnh rằng vào Ngày mùng 9 tháng 9, cả gia đình Hoàng Cảnh sẽ gặp đại họa.
Để thoát nạn chỉ có một cách đưa cả nhà lên trốn ở núi cao, lúc đi không được quên tay đeo túi đỏ, bên trong đựng hạt tiêu, uống rượu hoa cúc. Nếu làm theo đúng lời, tối trở về nhà sẽ tránh khỏi đại nạn. Làm như những lời thầy chỉ bảo, quả thực vào đúng hôm đó gia cầm vật nuôi trong nhà bị dịch chết sạch, riêng gia đình Hoàng Cảnh đều tai qua nạn khỏi.
Từ đó về sau, cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người ta lại bỏ lên núi để ẩn náu. Sau thời gian thì dần biến tướng, tào nhân lên núi để thưởng rượu ngâm thơ.
(Tết Trùng Cửu gắn liền với sự tích nhân dân lên núi lánh nạn)
Cuốn “Phong Thổ Ký” lại kể một sự tích khác, rằng vua Kiệt ở thời nhà Hạ nổi tiếng hoang dâm độc ác. Vì muốn trừng trị nhà vua nên Thượng Đế đã tạo ra một cơn đại hồng thủy cuốn trôi mọi thứ, nhân dân lao đao, người chết nhiều như rạ.
Trận thủy kinh hoàng này xảy ra vào ngày mùng 9 tháng 9. Từ đó trở về sau, nhân dân cứ đến ngày này lại lên núi cao để lánh nạn. Đến đời nhà Đường, tục lệ này được gọi là Tết Trùng Cửu.
Mỗi năm cứ đến ngày Mùng 9 tháng 9 Âm lịch, người ra lại rủ nhau lên núi cao để thưởng ngoạn. Khung cảnh trên đó vô cùng thoáng đãng, không khí mát mẻ trong lành, qua đó người ta nhớ lại câu chuyện xa xưa của ông cha mình đã từng phải lên cao để lánh nạn.
(Leo núi là hoạt động phổ biến vào ngày này)
Bánh cao là món ăn phổ biến trong những ngày này. Công thức làm bánh vô cùng đơn giản: Xay nhuyễn bột gạo, trộn với đường đỏ rồi hấp chín. Sau đó, người ta sẽ tạo hình bánh thành chín tầng như chín tầng tháp với điểm nhấn là hai con dê nhỏ biểu tượng cho “trùng dương”.
Đối với người Trung Quốc, người ta còn cắm lên trên một ngón nến với ý nghĩa là đỉnh cao, cuối cùng là một lá cờ đỏ bằng giấy nhỏ đại diện cho lá châu du.
Nguồn gốc của phong tục này bắt nguồn từ Đào Uyên Minh, một ẩn sĩ có tài uống rượu ngâm thơ. Sau khi thất bại trong sự nghiệp thi sĩ, ông lui về Giang Tây ở ẩn. Từ đó, ông hành nghề trồng cúc, thỉnh thoảng lại ngâm vài bài thơ chỉ trong lúc say rượu.
Vào ngày Mùng 9 tháng 9 Âm lich, vì không có rượu uống để ngâm thơ nên ông đã nhai cánh hoa cúc xem như mồi nhắm. Vương Hoằng – thứ sử Giang Châu bỗng dưng xuất hiện và tặng ông một bình rượu.
Ông mừng rỡ đón nhận và uống say, bắt đầu xuất khẩu thành thơ. Học theo ông, những văn sĩ chọn ngày 9 tháng 9 Âm lịch làm ngày uống rượu ngâm thơ. Hoa cúc cũng trở thành một hương liệu để làm nên món rượu hay còn gọi là “rượu trường thọ”, sau này việc uống rượu thưởng hoa trở thành một phong tục phổ biến vào ngày Tết Trùng Cửu.
Người xưa quan niệm, việc giắt lá thù du theo bên mình sẽ có khả năng trừ tà. Được biết, quả thù du có tác dụng như một vị thuốc, mùa hè có màu vàng, khi chín có màu tím đỏ, ngoài vị đắng thì còn có mùi thơm dịu nhẹ. Vào Tết Trùng Cửu, khi gắn lá thù du vào người sẽ xua đuổi được những điều không may.
(Lá thù du được xem là biểu tượng giúp tránh những điều không may)
Ngoài những truyền thuyết thuở xưa, Tết Trùng Cửu ngày nay còn thể hiện những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Bởi lẽ, những phong tục vào ngày này như uống rượu hoa cúc, leo núi,… đều có tác dụng giúp con người tăng sức đề kháng trước khi mùa đông sắp sửa đến gần. Việc leo núi còn giúp cơ thể được thư giãn, sảng khoái, từ đó sức khỏe ngày càng được nâng cao hơn.
Tết Trùng Cửu còn là một ngày để tưởng nhớ tổ tiên, những nén nhang thay cho tấm lòng thành kính của con cháu dành cho những người đã khuất. Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình còn chúc nhau những điều may mắn và trường thọ.
Tết Trùng Cửu từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Tuy bây giờ không còn phổ biến như xưa nhưng những giá trị nhân văn của Tết Trùng Cửu vẫn là một nét đẹp văn hóa đáng được tôn vinh và tự hào.
Mời bạn đọc tra cứu chức năng:
Những tin mới hơn