Đối với những người theo Phật giáo, ngày Vía Phật là những ngày có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Không những là cột mốc quan trọng chuyển hóa tâm linh của nhân loại, ngày Vía Phật còn toát lên vẻ đẹp của đức tin trong sâu thẳm con người.
Đây là một cụm từ khá quen thuộc trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo. Ngày Vía Phật chính là ngày sinh, ngày mất, ngày thành đạo,… của vị Phật đó. Theo quan niệm, mọi việc làm xấu trong những ngày này đều mang tội gấp hàng triệu lần, tương tự như vậy khi chúng ta làm việc tốt. Chính vì vậy, Phật tử trong những ngày này đều tích cực tu hành, làm việc thiện,…với hi vọng nhận được nhiều sự an lành.
(Ngày Vía Phật là một nghi thức giàu nét đẹp tôn giáo)
Đức Di Lặc là một vị Bồ Tát hiện thân trong một hình hài mập tròn phúc hậu, xung quanh là đám trẻ con đang quấn quýt nô đùa. Có thể thấy, Đức Di Lặc là hiện thân của niềm vui, của hạnh phúc. Việc phát lễ Vía Đức Di Lặc ngay sáng mùng 1 như một khởi đầu thuận lợi cho một tương lai đầy niềm vui, không còn muộn phiền sầu não.
Tương truyền, Thái tử Tất Đạt Đa – con của vua Tịnh Phạn tuy sống trong nhung lụa nhưng chưa bao giờ cảm thấy hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình. Vào đúng ngày 8 tháng 2 Âm Lịch, Ngài đã từ bỏ tất cả để đến với con đường xuất gia. Những chiếc áo bào nhung lụa được thay bằng tấm áo màu vàng đơn sơ của những bậc tu sĩ.
(Phật Thích Ca cắt tóc xuất gia)
Trong ngày Vía Phật Thích Ca xuất gia, người tu sĩ tưởng nhớ lại công đức to lớn của Ngài, từ đó có đủ bản lĩnh để tự tạo nên được những giá trị sống tốt đẹp cho bản thân.
Đây là ngày Đức Phật Thích Ca đi vào cõi Niết Bàn. Sau hơn 49 năm truyền đạo, Đức Phật cuối cùng mới chịu nghỉ ngơi. Trước khi đi, Ngài dặn dò đệ tử của mình vô cùng cẩn thận.
Đến nay, tuy đã gần 26 thế kỷ kể từ ngày Đức Phật nhập cõi Niết Bàn nhưng cứ Rằm tháng 2 hằng năm, Phật tử lại nô nức tụ họp để tưởng nhớ Ngài. Qua những nghi thức được diễn ra tại chùa, những người con Phật được giác ngộ và tinh thông tư tưởng, phấn đấu học theo tấm gương sáng ngời của Phật Thích Ca.
Đức Quán Thế Âm là một biểu tượng linh thiêng được thờ cúng ở khắp nơi. Ngài đại diện cho sự từ bi, vị tha bác ái. Việc tổ chức lễ Vía Đức Quán Thế Âm đản sanh thể hiện sự tôn kính, sùng bái đối với vị Bồ Tát giành cả đời để cứu độ chúng sinh này.
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát mang nặng nhân duyên với chúng sanh. Ngài đi khắp nơi nhằm thức tỉnh những tâm hồn mê muội sớm giác ngộ và đi theo lời răn của Phật. Ngài dùng cái tâm của mình để cảm hóa điều xấu. Chính vì vậy cứ đến ngày này, những Phật tử từ khắp nơi đổ về chùa để tưởng nhớ công lao của Ngài.
(Đức Phổ Hiền Bố Tạt luôn có mặt để cứu độ chúng sanh)
Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong sáu vị Quan Âm của Phật Giáo đi khắp nơi để cứu độ chúng sinh. Ngài hiện thân ngồi trên một đài hoa sen, xung quanh tỏa ánh hào quang sáng rọi. Đặc biệt, Ngài có đến 3 con mắt để sớm nhận ra những số phận đang lâm vào cảnh hoạn nạn.
Vì công đức lớn lao của Ngài, Phật tử luôn một lòng cầu nguyện để tỏ lòng biết ơn và mong muốn Ngài phù hộ cho cuộc sống của mình.
Xem thêm: Ngày vía Quan Âm là ngày nào?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát được dân chúng sùng bái, ngợi ca. Những ai mang trong mình tâm bệnh hay phiền não, Ngài đều xuất hiện và gieo vào những hạt mầm của sự thanh tịnh. Nhờ đó, Ngài được mệnh danh là một Thầy thuốc giỏi, chữa lành mọi lo âu sầu thảm của chúng sanh.
Đức Phật Thích Ca tuy đang bị trói buộc nhưng vẫn không quên giúp đỡ chúng sanh. Ngài quyết định giáng sanh và đem đến ánh sáng giác ngộ cho con người. Nhờ vậy, dân chúng thoát khỏi cảnh lầm than, thức tỉnh trước những cám dỗ để đi tìm giá trị đích thực của cuộc sống.
Đây là một trong ba ngày dân chúng dùng để tưởng nhớ công lao to lớn của Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ có Ngài, dân chúng được giác ngộ những tư tưởng từ bi, hỉ xả và vị tha trước những lỗi lầm của người khác.
(Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện cho sự từ bi)
Đức Đại Thế Chí Bồ tát với biểu tượng đứng trên đài sen xanh mang những ý nghĩa đặc biệt. Đài sen xanh thể hiện cho sự thanh tịnh, thuần khiết trong tâm hồn. Điều đó nói lên mong muốn của Ngài: Dùng trí tuệ và sự thuần khiết để cảm hóa con người, giúp chúng sanh thoát khỏi những vũng lầy đen tối.
>>Tra cứu lịch 2022 xem thông tin của những ngày vía Phật.
Đức Địa Tạng Bồ Tát vốn là một Hoàng tử sinh ra trong một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Tuy vậy, Ngài chọn cho mình một cách sống rất bình dị, vị tha. Năm 24 tuổi, Ngài quyết định xuất gia và đi vào chốn thiền tâm.
Ngài được dân chúng trọng vọng, kính nể bởi sự đức độ và vị tha, cứu khổ cứu nạn. Chính vì vậy, dù đã trải qua bao thiên niên kỷ, những Phật tử vẫn luôn bày tỏ một tấm lòng thành kính trước những hành động cứu nhân độ thế của Ngài.
Cứ đến ngày nay, Phật tử khắp nơi lại đổ về các chùa để dự lễ Vía Đức Quán Thế Âm. Được biết, đây là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát bắt đầu xuất gia, giành cả cuộc đời mình để truyền tư tưởng đại từ bi đến cho mọi người.
Đức Phật Dược Sư được người đời tôn vinh là người có thể chữa được bách bệnh, ngay cả những tâm bệnh của chúng sanh. Phật tử quan niệm, vào ngày này nếu thành tâm cầu nguyện, bạn sẽ xóa bỏ được những nghiệp chướng của kiếp này và 30 kiếp trước, có một đời sống tinh thần an lạc và vui vẻ hơn.
Công lao của Đức Phật A Di Đà là vô biên. Ngày nay, trong tất cả các chùa chiền hay trong nhà Phật tử vẫn luôn thờ vị Đức Phật này. Lễ Vía chính là để bày tỏ một sự biết ơn vô hạn trước công lao cứu độ chúng sanh của Ngài. Vào ngày này, Phật tử sẽ đến chùa để cầu nguyện, niệm tên Ngài, noi gương Ngài để cầu mong nhân loại không còn phải chịu khổ đau.
(Phật A Di Đà mang lại hạnh phúc cho chúng sanh)
Lễ Vía Đức Phật Thích Ca thành đạo để quần chúng Phật tử tưởng nhớ lại quá trình tu hành gian lao của Ngài. Qua đó, mỗi người ý thức được bổn phận của mình khi là một người con của Phật.
Mỗi vị Bồ Tát đều có công ơn to lớn trong việc truyền bá tư tưởng Phật giáo đến với chúng sanh. Người đi Vía Phật không những để bày tỏ lòng biết ơn mà còn giác ngộ, hướng đến đời sống tinh thần tốt đẹp hơn..
Mời bạn đọc tra cứu thêm chức năng:
Những tin mới hơn