Bộ tam sên là gì? Ý nghĩa và lý do tại sao lại phải cúng bộ tam sên?

Thứ tư - 10/04/2024 23:38
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nét văn hóa này trong nghi thức cúng của người dân vùng Nam Bộ, hiểu được ý nghĩa và lý do tại sao lại có bộ tam sên.
Mục lục

Thờ cúng là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Với mỗi vùng miền, tục thờ cúng sẽ mang những nét đặc trưng khác nhau. Ở miền Nam, bộ tam sên là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng Thần Tài.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nét văn hóa này trong nghi thức cúng của người dân vùng Nam Bộ, hiểu được ý nghĩa và lý do tại sao lại có bộ tam sên.

Bộ tam sên là gì?

Tìm hiểu về bộ tam sên

Tìm hiểu về bộ tam sên

Bộ tam sên là lễ vật gồm có 3 món chính là: Thịt heo, Tôm/cua, Trứng gà/trứng vịt, được đặt trong các mâm cúng của người miền Nam, đặc biệt là mâm cúng Thần Tài. Ba món chính được đặt trên cùng một đĩa, trang trí vô cùng bắt mắt.

Tưởng chừng như một lễ vật đơn giản nhưng bộ tam sên lại có những ý nghĩa đặc biệt, liên quan tới phong tục thờ cúng của vùng miền.

Ý nghĩa cúng bộ tam sên

Bộ tam sên mang ý nghĩa gì trong phong thủy?

Bộ tam sên mang ý nghĩa gì trong phong thủy?

Đối với người dân Nam Bộ, bộ tam sên mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Lễ vật này đại diện cho các yếu tố Đất - Nước - Trời (Thổ - Thủy - Thiên). Ba món ăn cũng là đặc sản theo từng môi trường sống: Miếng thịt heo (sống trên cạn, Thổ), tôm/cua (sống dưới nước, Thủy), trứng gà/trứng vịt (đại diện cho những loài có thể bay, Thiên). Với ý nghĩa này, người dân mong muốn dâng những sính vật là sơn hào hải vị nơi trần gian cho thần linh chứng giám.

Theo Kinh Lăng Nghiêm của Đức Phật, bộ tam sên tượng trưng cho noãn sinh (loài sinh từ trứng), thai sinh (loài sinh từ bào thai) và thấp sinh (loài sinh ở nơi ẩm thấp như tôm, con trùng,..).

Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì bộ tam sên cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đó thể hiện sự thành kính của gia chủ, gửi tín hiệu vào trời đất, thần linh để cầu chúc sức khỏe, tài lộc, sự bình an.

Bộ tam sên không chỉ xuất hiện trong lễ cúng Thần Tài, mà còn là lễ vật cúng khai trương, sửa nhà, đầy tháng, tất niên,..

Lưu ý khi chuẩn bị bộ tam sên

Gia chủ cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị tam sên để cúng?

Gia chủ cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị tam sên để cúng?

Khi cúng Thần Tài hay các nghi thức cúng lễ khác, gia chủ cần lưu ý những điều sau đây nếu như chuẩn bị bộ tam sên:

  • Một miếng thịt luộc, có thể là thịt nướng đều được. Nhưng nên để cả miếng to, không cần thái nhỏ.
  • Tôm luộc 3 hoặc 5 con, nên để số lẻ chứ không để số chắn. Nếu là cua thì có thể chuẩn bị 1 con cua.
  • Trứng gà hoặc trứng vịt luộc đều được, số lượng 1, 3 hoặc 5 quả, nên để số lẻ chứ không để số chẵn.

Sau khi chuẩn bị xong thức ăn thì gia chủ bày biện cả ba món vào chung một đĩa, có thể trang trí cho thêm phần đẹp mắt.

Ngoài ra, phụ thuộc vào các nghi lễ cúng mà gia chủ sẽ sắm sửa thêm các lễ vật khác. Chẳng hạn như:

  • Hoa cúc
  • Trái cây ngũ quả
  • Nước, rượu trắng
  • Bánh kẹo,..

Bộ tam sên cúng xong có ăn được không?

Sau khi hoàn tất lễ cúng, bộ tam sên có thể được ban hạ xuống và gia chủ có thể sử dụng các lễ vật như bình thường. Đây được gọi là hưởng lộc, ngoài ra thì cũng có thể phân chia cho những người thân trong gia đình.

Bộ tam sên xuất hiện như một lẽ thường tình trong phong tục thờ cúng của người Nam Bộ, thế nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của lễ vật này. Đặc biệt là đối với người ngoài Bắc, khái niệm về bộ tam sên khá xa lạ.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về ý nghĩa của bộ tam sên, những lưu ý giúp gia chủ có thể chuẩn bị bộ tam sên trong các lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa, cúng bà mụ, cúng khởi công động thổ, tu sửa nhà cửa,..

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong những nội dung tiếp theo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết